Phỏng vấn với cựu sinh viên trường đại học: Những điều bạn nên biết

NUJxSMu

Khi bạn nộp đơn vào các trường Đại học tại Mỹ, đặc biệt các trường có tính chọn lọc cao, bạn có thể được yêu cầu tham gia vào 1 buổi phỏng vấn với cựu sinh viên của trường. Mục đích của những cuộc phỏng vấn này là giúp cho Ban tuyển sinh các trường Đại học hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích của bạn, đánh giá những gì bạn chia sẻ trên hồ sơ có chính xác hay không cũng như sự phù hợp tổng thể hồ sơ của bạn với trường của họ.

Ở các trường Đại học có tính cạnh tranh cao như Brown, Dartmouth hay Harvard, phỏng vấn được xem như là 1 yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ xét tuyển. Một số trường đại học, chẳng hạn như Pennsylvania thậm chí còn chú trọng nhiều hơn vào cuộc phỏng vấn và coi đó là một yếu tố quan trọng để cân nhắc việc chấp nhận hay từ chối học sinh.

Cũng giống như các yếu tố khác trong hồ sơ nhập học, phỏng vấn với cựu sinh viên của trường có những tác động nhất định đến hồ sơ của bạn. Một cuộc phỏng vấn tuyệt vời có thể góp phần nhỏ vào việc tăng cơ hội được nhận vào trường đại học của bạn. Tuy nhiên, nếu 1 cuộc phỏng vấn yếu kém có thể khiến bạn bị từ chối. Có thể nói, tác động của việc phỏng vấn tiêu cực sẽ lớn hơn so với cuộc phỏng vấn tích cực.Dưới đây là 1 vài lời khuyên của cô khi các bạn tham gia phỏng vấn với cựu sinh viên trường:

– Nếu nhận được email đề nghị tham gia 1 cuộc phỏng vấn, hãy trả lời trường về việc bạn có thể tham gia hay không sớm nhất có thể. Bạn nên đọc kỹ về thời gian, hình thức, và các yêu cầu của buổi phỏng vấn để đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào.

– Trong buổi phỏng vấn, bạn không nên trình bày lại thông tin đã có trong hồ sơ apply. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn lại là cơ hội để bạn giải thích chi tiết về những điều chưa rõ trong hồ sơ của bạn.

– Tìm hiểu kỹ website của nhà trường, đặc biệt là trang thông tin về chuyên ngành mà bạn dự định apply; lưu ý một vài điểm cần nói để chứng minh lý do tại sao bạn quan tâm đến trường đại học và lý do tại sao bạn là một người phù hợp.

– Mặc dù việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn là quan trọng, nhưng việc ghi nhớ từng câu trả lời sẽ không cho người phỏng vấn thấy bạn thực sự là ai. Như nhiều cựu sinh viên nhấn mạnh, cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện, vì vậy nó không nên theo kịch bản.

– Đừng cố trở thành những gì nhà trường đang tìm kiếm. Thay vì đó, hãy là chính bạn. Bạn hãy nhớ lại những gì đã được điền trong hồ sơ, điều gì thực sự sẽ khiến bạn nổi bật và khác biệt giữa hàng nghìn ứng cử viên khác.

– Mặc dù, có thể bạn rất dễ bị cuốn vào quá trình chuẩn bị phỏng vấn, nhưng hãy nhớ rằng bạn cũng đang cố gắng xác định xem trường học có phù hợp với mình hay không. Vì vậy, bạn cũng nên chuẩn bị và mang theo những câu hỏi cụ thể để hỏi người phỏng vấn bạn. Những câu hỏi có tính mở như “What made your college experience special?” hay “Why did you choose to attend?”, hay “What types of students thrive at the college?” là những câu hỏi bạn nên đặt ra cho cựu sinh viên của trường.

– Và cuối cùng đừng quên gửi lại thiệp cảm ơn hoặc email cho người phỏng vấn của bạn vào cùng ngày hoặc ngày sau cuộc phỏng vấn của bạn. Đừng đợi lâu hơn 48 giờ để bày tỏ lòng biết ơn của bạn vì nó có thể trở nên thiếu chân thành nếu bị trì hoãn.

Bạn muốn hiện thực hóa
giấc mơ Mỹ của bạn?

Hãy tham gia Chương trình Cố vấn Du học Mỹ
với chuyên gia Hương Đào
Thông tin đăng nhập không chính xác

Chúc mừng!

bạn đã đăng ký thành công